Các lệnh trong Forex cơ bản Ý nghĩa và cách sử dụng

Để trở thành một trader chuyên nghiệp, dẫn đầu trong thị trường đầu tư tài chính cũng như ngoại hối bạn cần phải trang bị thật kỹ những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Và để làm được điều đó thì các trader không thể bỏ qua kiến thức cơ bản về các lệnh trong forex hiện nay. Điển hình như: Lệnh Stop Loss, lệnh Stop Limit là gì? lệnh thị trường là gì? Sell limit là gì? Và các lệnh Buy, Sell trong forex… Tất cả những kiến thức đó sẽ được được cập nhật đầy đủ trong bài viết hôm nay.

Các lệnh trong Forex cơ bản

Vậy các lệnh trong forex được chia làm bao nhiêu loại? Và mỗi loại có chức năng như thế nào? Trong forex có hai loại lệnh chính dùng để giao dịch là Market Order (Lệnh thị trường) và Pending Order (các lệnh chờ trong forex), cùng với đó là số lệnh phụ trợ khác để làm tăng tính tối ưu cho hai lệnh chính.

Market Order: lệnh dành cho chiến thuật trong ngày

Lệnh thị trường là lệnh chốt giá mua và bán trong forex của cặp đồng tiền tại thời điểm đặt lệnh, lệnh sẽ lập tức khớp lệnh trong tức khắc.

Các lệnh trong forex: Market Order - Lệnh thị trường
Các lệnh trong forex: Market Order – Lệnh thị trường

Ví dụ như: bạn muốn cặp ngoại tệ AUD/USD hiện đang mức tỷ giá là 0.7068 / 0.7433. Bạn cho rằng đây đang là mức giá tốt nhất qua thời điểm này giá không còn tốt như vậy nữa. Lúc này thì bạn nên đặt lệnh Market Order, lệnh sẽ giúp bạn chốt giá ngay lập tức.

** Lưu ý: đây là lệnh chốt giá ngay ở thời điểm hiện tại, cho nên đôi khi điểm đặt lệnh sẽ khác với điểm được thực thi.

Pending Order: thích hợp dành cho các chiến thuật dài hạn

Nếu lệnh thì trường là lệnh được thực hiện ngay lúc đó thì lệnh chờ có cơ chế hoạt động hoàn toàn ngược lại. Đối với lệnh chờ bạn cần chọn một điểm mà bạn cho rằng giá sẽ đạt tới mức hoàn hảo để bạn mua/bán. Khi sử dụng này, bạn không cần phải ngồi canh giá, chỉ cần ngồi chờ đến khi giá chạy đến điểm dự đoán, thì lệnh sẽ tự động được kích hoạt.

Các lệnh cơ bản trong forex: Pending Order - Lệnh chờ
Các lệnh cơ bản trong forex: Pending Order – Lệnh chờ

Trong lệnh chờ lại chia thành 2 cặp lệnh khác nhau đó là:

  • Lệnh limit: lệnh này được dùng khi bạn tin chắc rằng giá sẽ di chuyển tới điểm có lợi cho bạn để thu lợi nhuận tốt hơn. Nhưng bạn không có thời gian để ngồi canh giá khi nó đạt tới mức đó.
  • Buy limit: mua ngoại hối ở mức giá thấp hơn ở thời điểm hiện tại
  • Sell limit: bán ngoại hối ở mức giá cao hơn ở thời điểm hiện tại

Ví dụ: Cặp tiền AUD/USD đang có tỷ giá là 0.7068 / 0.7433. Bạn thấy đây không phải thời điểm thích hợp để bán ra, bạn dự đoán cặp tiền tệ này sẽ tăng nữa. Vì vậy, bạn đặt lệnh Sell limit tại điểm 0.7450, lệnh chỉ được thực hiện khi giá chạm tới điểm 0.7450.

  • Lệnh stop: Lệnh này hơi đặc biệt, FX Việt muốn nhắc bạn rằng chỉ khi nào bạn thực sự chắc về hướng đi giá thì mới quyết định sử dụng lệnh này. Lệnh chờ Stop này dùng để hớt váng, tức là bạn dự kiến giá sẽ tăng/ giảm vượt qua ngưỡng kháng cự nhưng sau đó lại đột ngột đổi chiều và tăng/ giảm nhanh chóng.
  • Buy stop: mua ngoại hối ở mức giá cao hơn ở thời điểm hiện tại
  • Sell stop: bán ngoại hối ở mức giá thấp hơn ở thời điểm hiện tại

Ví dụ: Chúng ta lại lấy cặp tiền AUD/USD có cùng mức tỷ giá 0.7068 / 0.7433. Mà 0.7068 chưa phải là giá mà bạn đang hướng đến bạn muốn mua với giá 0.7090, lúc này bạn đặt lệnh Buy stop ở điểm này.

Các lệnh phụ đi kèm để bổ trợ cho hai lệnh chính ở phía trên

Stop loss (lệnh cắt lỗ) và take profit (lệnh chốt lời)

Một lời khuyên dành cho các trader mới tham gia vào thị trường ngoại hối đó là hãy luôn đặt hai điểm stop loss và take profit khi bạn sử dụng lệnh chờ. Đây chính giải pháp để bạn bảo vệ vốn và lợi nhuận của bạn trong khi giao dịch.

Ví dụ: Bạn mua AUD/USD tỷ giá là 0.7068 và đặt stop loss ở điểm 0.7049. Do sự cố bất ổn về chính trị khiến cho giá đi ngược chiều với dự kiến, khi giá dịch chuyển tới mức 0.7049. Lệnh cắt lỗ lập tức được kích hoạt và đóng lệnh mua của bạn ngay tại mức giá đó. Lệnh take profit cũng được sử dụng giống như lệnh stop loss.

Vậy cách đặt các lệnh trong Forex stop loss như thế nào để đạt hiệu quả?

  • Trên thực tế Stop Loss luôn đi cùng với Take Profit, cả hai đại lượng này không quyết định đến tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro (R/R) . Tỷ lệ R/R cao hay thấp đều do hệ thống giao dịch và những quyết định trong lần giao dịch của bạn. Mục đích của việc đặt Stop Loss là giúp bạn hạn chế thua lỗ ở mức thấp nhất nếu bạn dự đoán sai tình hình và tối đa mức lợi nhuận nếu bạn dự đoán đúng.
  • Một số lời khuyên khi đặt stop loss như sau: Nếu bạn mua vào thì bạn chỉ nên đặt điểm Stop Loss ở phía dưới đáy, sau đó nuôi lệnh này, nếu giá break đỉnh tạo ra một biên độ mới thì nên đợi đến khi giá quay về sau đó test lại đỉnh đó một lần nữa rồi tiếp tục đi lên thì lúc đó dời stop loss lên đáy mới cao hơn.
  • Nếu bạn là người theo phong cách giao dịch ngược xu hướng và nơi bạn vào lệnh cho tín hiệu đó là 1 đỉnh/đáy rồi thì nên đặt Stop loss tại ngay khu vực mà bạn vào lệnh.
  • Mức chênh lệch này sẽ còn tùy thuộc vào sàn forex nơi bạn mở tài khoản giao dịch, còn độ nhiễu thì sẽ tùy thuộc vào khoảng thời gian mà bạn giao dịch, bên cạnh đó còn tùy vào kinh nghiệm xương máu của bạn khi áp dụng các phương pháp này sau một thời gian giao dịch tự đúc kết ra.

Đây là lệnh được các trader chuyên nghiệp nghiên cứu rất kỹ so với các lệnh trong forex khác để hạn chế sự thua lỗ khi tham gia giao dịch.

Lệnh Stop Limit

Ở các lệnh trong forex phải kể đến Stop Limit, về cơ bản thì Stop Limit cũng tương tự như Stop Loss, vậy lệnh Stop Limit là gì, hoạt động như thế nào?

Lệnh Stop Limit được hiểu là lệnh dừng – giới hạn, được kết hợp từ 2 lệnh limit order và stop order. Lệnh này được sử dụng để khắc phục những bất định tiềm ẩn trong mức giá thực hiện của lệnh dừng. Khi thực hiện lệnh stop limit các nhà đầu tư cần phải chỉ ra hai mức giá là mức giá dừng và giá giới hạn.

Lệnh Stop Limit trong các lệnh forex cơ bản

Lệnh Stop Limit trong các lệnh forex cơ bản

Lệnh Stop limit được thực hiện trong một mức giá xác định khi mà thị trường đạt đến mức giá dừng (stop price). Hay bạn có thể hiểu một cách đơn giản đó là khi thị trường đạt tới mức giá dừng thì lệnh của bạn sẽ trở thành buy limit hay sell limit ở một mức giá cụ thể. Ưu điểm khi sử dụng lệnh Stop limit sẽ giúp các nhà đầu tư có thể kiểm soát được chính xác các lệnh mua hay bán của mình nhờ đó mà kiểm soát được phần lời hay lỗ ở mức chấp nhận được, đây là lệnh khá phổ biến ở các lệnh trong forex được các trader sử dụng.

Trailing Stop – Lệnh dừng lỗ điều chỉnh

Lệnh dừng lỗ ra đời nhằm khắc phục điểm yếu của hai lệnh stop loss và take profit. Nếu lệnh cắt lỗ và chốt lời là hai điểm chết được cài đặt, thì dừng lỗ điều chỉnh sẽ di chuyển dựa theo giá hiện tại khoảng cách tính bằng số pip bạn chọn.

Ngoaihoi24h không khuyến khích những người chơi mới sử dụng lệnh này, do rủi ro khi sử dụng lệnh là rất lớn. Khả năng dự đoán pip để di chuyển cập theo giá không hề dễ. Cho nên nếu bạn không phải là trader chuyên nghiệp thì hãy đừng nên dùng lệnh này.

Kết luận

Đây là một số lệnh cơ bản mà một trader cần hiểu sâu và nắm vững, ngoài ra còn có các lệnh trong forex khác để phục vụ cho quá trình đầu tư cũng như là chinh phục thị trường tài chính nữa như lệnh buy stop, sell stop, trailing stop, OCO hay one trigger the other,…. mà bạn phải nắm. Để hiểu thêm về thị trường tài chính, cập nhật các kiến thức forex cơ bản chuẩn xác nhất và trở thành một trader chuyên nghiệp hãy để Ngoaihoi24h.net giúp bạn làm điều đó dễ dàng hơn.

(Các lệnh trong Forex cơ bản Ý nghĩa và cách sử dụng -ngoaihoi24h.net)
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *