Cách Quản lý vốn trong đầu tư forex hiệu quả

Forex là thị trường có độ rủi ro cực cao, do đó nếu bạn không có một chiến lược quản lý vốn và quản lý rủi ro hợp lý thì không khác gì một con thiêu thân lao vào ván bạc chứ không phải một doanh nhân đang đầu tư. Điều này giải thích tại sao quản lý rủi ro và quản lý vốn là một phần không thể thiếu trong kế hoạch giao dịch của mỗi trader.

Cách Quản lý vốn trong đầu tư forex hiệu quả

Cách Quản lý vốn trong đầu tư forex hiệu quả

Trên thực tế, lý do lớn nhất khiến các trader mới không thể phát triển tài khoản là do họ thiếu hiểu biết hoặc không áp dụng các nguyên tắc quản lý vốn và quản lý rủi ro phù hợp.

Bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn khái niệm cơ bản về quản lý rủi ro và quản lý vốn trong forex. Đồng thời, tôi cũng đưa ra 10 khuyến nghị về quản lý vốn forex cho những người mới có thể áp dụng và làm theo.

Quản lý vốn trong forex là gì?

Quản lý vốn trong forex là hành động kiểm soát và điều tiết nguồn vốn trong tài khoản nhằm tăng lợi nhuận đồng thời giảm nguy cơ thua lỗ khi giao dịch trên thị trường forex.

Nói cách khác, quản lý vốn forex là một chiến lược phòng thủ nhằm bảo toàn vốn và tăng quy mô tài khoản. Bạn sẽ đưa ra quyết định sẽ giao dịch bao nhiêu thị trường với khối lượng bao nhiêu tại một thời điểm dựa trên số vốn hiện có của bạn.

Để quản lý vốn forex, nhà đầu tư sẽ cần những quy tắc nhất định và tuân theo nó một cách nghiêm ngặt. Nói chung, quản lý vốn trong forex nên là một phần không thể thiếu trong kế hoạch giao dịch.

Mục đích cuối cùng của quản lý vốn là làm sao để tăng quy mô tài khoản một cách từ từ, có logic và có khoa học. Khi đã thực sự hiểu về quản lý vốn forex là gì thì chắc chắn tư duy của bạn sẽ tự động gạt bỏ ý định “làm giàu nhanh” với công việc giao dịch tài chính đầy rủi ro này.

Ý nghĩa của quản lý vốn trong forex

Quản lý vốn thành công sẽ giúp bạn tránh được lỗ quá sâu hoặc cháy tài khoản khi gặp phải một chuỗi thua liên tiếp. Nó cũng giúp bạn tránh căng thẳng quá mức khi các giao dịch của bạn không diễn ra như ý muốn.

Dưới đây là ý nghĩa và một số lý do cho thấy tầm quan trọng của quản lý vốn trong forex

Quản lý vốn giúp bạn tồn tại

Forex là thị là một thị trường rủi ro và cạnh tranh khốc liệt. Ngay từ khi chân ướt chân ráo bước chân vào thị trường là bạn phải đối đầu với những cá nhân kinh nghiệm nhất, những tổ chức chuyên nghiệp nhất thế giới. Điều nguy hiểm hơn là bạn thậm chí còn không biết họ là ai, họ đang ở đâu, họ dùng những phương pháp gì, những công cụ và công nghệ gì.

Bản chất của thị trường forex là một cuộc chơi có tổng bằng 0, nghĩa là nếu bạn thắng thì tiền của người khác sẽ chảy vào túi bạn và ngược lại. Do đó, để có thể kiếm được tiền thì mục tiêu đầu tiên là bạn phải tồn tại cái đã. Miễn là bạn còn vốn thì bạn còn cơ hội để tham gia và chiến thắng, nếu bạn hết vốn thì bạn không thể tham gia cuộ chơi. Vì vậy, chỉ có quản lý vốn mới có thể giúp bạn tồn tại và không bị đá khỏi thị trường.

 Quản lý vốn sẽ đánh bại xác xuất ngẫu nhiên

Rõ ràng forex là một thị trường đầy ngẫu nhiên và không ai có thể thắng trong mọi ván. Cho dù chiến lược của bạn có tỷ lệ thắng bao nhiêu thì cũng không thể đảm bảo lệnh giao dịch tiếp theo của bạn sẽ thắng hay thua.

Giả sử chiến lược của bạn có tỷ lệ thắng 70% thì hoàn toàn có thể xảy ra chuỗi 30% số lệnh thua liên tiếp. Do đó bạn cần quản lý vốn có quy tắc, nó sẽ giúp bạn đối phó với xác xuất thua ngẫu nhiên tồi tệ có thể xảy ra mà vẫn tồn tại “bình thản” trên thị trường.

Khi hiểu về quản lý vốn và quản lý rủi ro thì bạn sẽ không hướng tới việc làm giàu nhanh bằng một vài lệnh nữa. Bạn sẽ biết cách phân bổ rủi ro hợp lý và không bao giờ đặt cược quá lớn vào một lệnh đơn lẻ. Lúc này, việc thắng – thua ngẫu nhiên một vài lệnh đơn lẻ sẽ không phải là cái gì đó quá quan trọng nữa..

Nếu quản lý vốn tốt, bạn sẽ nhận thấy rằng việc thắng thua ngẫu nhiên một lệnh là không còn quan trọng nữa.

Quản lý vốn tác động tích cực đến tâm lý

Xét về khía cạnh khác thì quản lý vốn trong forex cũng chính là quản lý rủi ro và quản trị tâm lý. Đây là 3 yếu tố có chung một cốt lõi sống còn trong đầu tư.

Tâm lý chung của con người là sẽ hoảng loạn, suy sụp và sợ hãi khi thu lỗ, điều này làm cho trader rất dễ đưa ra những quyết định giao dịch sai lầm nối tiếp nhau. Do đó, bạn cần đến quản lý vốn để tránh đưa mình vào những tình huống thu lỗ quá đà dẫn đến những tiêu cực trong tâm lý.

Khi bạn quản lý vốn tốt nghĩa là bạn quản lý rủi ro tốt và tâm lý giao dịch của bạn cũng sẽ tốt. Ngược lại, khi bạn có tâm lý tốt thị việc quản lý vốn và quản lý rủi ro cũng tốt theo.

 Quản lý vốn là con đường duy nhất để phát triển tài khoản

Tất cả chúng ta đến với forex là để kiếm tiền, không ai giao dịch tài chính chỉ để giải trí. Vì vậy, mục đích tối thượng của giao dịch là làm thế nào cho tài khoản lớn lên theo thời gian và chúng ta sẽ hưởng thụ những thành quả từ đó.

Tất nhiên là có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến kết quả tăng quy mô tài khoản, nhưng trong tất cả thì các yếu tố thì tâm lý và tư duy quản lý vốn là quan trọng nhất.

Cho dù bạn làm đúng mọi thứ nhưng quản lý vốn sai thì mọi thứ trở nên vô nghĩa và công sức của bạn sẽ thành công cốc. Thực sự thì bạn không cần một chiến lược siêu đẳng, bạn chỉ cần một chiến lược nào đó ở mức trung bình cộng với quản lý vốn tốt là bạn sẽ thành công.

Mối quan hệ giữa Quản lý rủi ro và Quản lý vốn trong forex

Quá trình thực hiện một giao dịch ngoại hối luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi và có thể dẫn tới thua lỗ. Những yếu tố này được gọi là rủi ro trong giao dịch.

Để quản lý rủi ro trong giao dịch, chúng ta sẽ sử dụng nhiều phương pháp phân tích và đánh giá khác nhau nhằm nhận diện được những yếu tố rủi ro này. Việc này giúp chúng ta xây dựng chiến lược phòng tránh hoặc giảm thiểu tác hại mà nó có thể mang lại.

Nguyên nhân dẫn tới rủi ro thì rất nhiều, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Đó có thể do bạn là người mới, thiếu kiến thức lẫn kinh nghiệm thực chiến, hoặc do các thông tin kinh tế chính trị bất ngờ nào đó tác động đến thị trường.

Có một điều chắc chắn là bạn không thể kiểm soát 100% sự rủi ro bởi vì bạn không thể kiểm soát những gì ngoài bản thân bạn, nhưng bạn có thể kiểm soát sự lựa chọn và hành động của chính mình. Do đó, nếu bạn nhận biết rõ các dấu hiệu rủi ro từ thị trường thì bạn hoàn toàn có thể đưa ra các lựa chọn sáng suốt hơn cho bản thân.

Ví dụ: Bạn biết khi nào mình nên hoặc không nên thực hiện một giao dịch vì lúc đó thị trường đang biến động khó lường. Hay khi nào thì nên cắt lỗ hoặc chốt lời vì bạn nhận thấy các tín hiệu đang chuyển hướng xấu đi.

Đối với một trader, mục tiêu của quản lý rủi ro chính là để quản lý vốn. Về bản chất, nó liên quan đến việc xác định và đánh giá các rủi ro giao dịch nhằm tìm ra giải pháp giảm để thiểu sự ảnh hưởng dẫn đến thua lỗ trong giao dịch.

Hiểu cách khác thì quản lý rủi ro là đảm bảo rằng các yếu tố không chắc chắn của thị trường không làm ảnh hưởng đến quản lý vốn tài khoản.

Một số kỹ thuật quản lý rủi ro có thể hạn chế lợi nhuận mà bạn có thể tạo ra, nhưng việc sử dụng chúng như một phần trong kế hoạch giao dịch là cách tốt nhất mà bạn có thể áp dụng để quản lý vốn và duy trì lợi nhuận tổng thể trong lâu dài.

Forex là thị trường dễ biến động, vì vậy việc có một bộ quy tắc quản lý rủi ro trong forex sẽ giúp bạn quản lý vốn tốt nhất. Nó cho phép bạn biết cách xác định khối lượng giao dịch và hạn chế thua lỗ ở mức cho phép.

Cốt lõi của việc quản lý vốn chính là quản lý rủi ro. Nên nhớ rằng, muốn kiếm được thì trước hết mình phải không mất cái đã.

Một số quy tắc về quản lý vốn trong Forex

Để quản lý vốn, bạn cần đưa quản lý rủi ro vào kế hoạch giao dịch. Việc này có thể sẽ cần nhiều thời gian thử nghiệm để hoàn thiện. Trong quá trình đó, bạn cần điều chỉnh những gì phù hợp và không phù hợp với chiến lược và khả năng chấp nhận rủi ro của mình.

Tất nhiên, việc quản vốn chỉ phát huy tác dụng khi bạn giữ kỷ luật và tuân theo kế hoạch rủi ro chính bạn đề ra. Nếu không, mọi chuyện sẽ sáo rỗng và trở thành công cốc hết.

Dưới đây là một số quy tắc cốt lõi về quản lý rủi ro trong forex mà bạn nên tham khảo. Tôi dám chắc rằng nếu bạn đang thua lỗ, bạn đọc bài viết này và bám theo những quy tắc cơ bản này thì bạn sẽ nhanh chóng chuyển sang trạng thái ngưng thua lỗ và bắt đầu có lợi nhuận từ từ.

 Chỉ giao dịch với số tiền mà bạn có thể mất

Việc đầu tiên bạn cần hiểu là cho dù kết quả giao dịch của bạn có thế nào thì cuộc sống ngoài kia vẫn tiếp diễn, bạn vẫn cần những thứ thiết yếu cho cuộc sống. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng cuộc sống của bạn sẽ không rơi vào căng thẳng hoặc thậm chí là bế tắc khi thua lỗ.

Điều này có nghĩa là nếu là một trader mới thì bạn chỉ nên giao dịch với số tiền mà bạn sẵn sàng có thể mất đi, chẳng may bạn có cháy tài khoản thì cuộc sống của bạn vẫn bình thường.

Nếu bạn hiểu quy tắc quản lý rủi ro đầu tiên này, nó chắc chắn sẽ giúp bạn bớt căng thẳng về mặt cảm xúc nếu chẳng may thua lỗ kéo dài. Điều này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho việc phát triển hiệu suất giao dịch tổng thể trong giao dịch của bạn.

Chỉ giao dịch khi tỷ lệ R:R phù hợp

Trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn nên xác định tỷ lệ R:R (tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận) tối thiểu mà giao dịch đó có thể đạt được. Nếu nó hợp lý thì bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có được phần thưởng đó.

Tỷ lệ R:R phù hợp là bao nhiêu thì còn tùy thuộc và các tiêu chí và chiến lược cúng nhưu phong cách giao dịch của bạn. Nếu là một Swing trader thì tỉ lệ R:R nên lớn hơn 1:2, nghĩa là bạn sẽ thu về tối thiểu 2 đồng nếu rủi ro là 1 đồng.

Ý tưởng cơ bản của việc thiết lập tỷ lệ R:R phù hợp để giao dịch là nhằm lọc ra các giao dịch kém chất lượng, qua đó sẽ chỉ mạo hiểm số vốn của bạn cho những giao dịch có chất lượng cao nhất.

Tính toán khối lượng phù hợp trước khi giao dịch

Điều này là bắt buộc nhé, bạn nên xác định chính xác số tiền bạn có thể rủi ro và dùng máy tính khối lượng để tính toán ra khối lượng xác để đặt lệnh giao dịch. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ số tiền hiện có trong tài khoản tránh khỏi thua lỗ ngoài dự kiến nếu giao dịch có thất bại.

Một số người thích xác định số tiền rủi ro theo tỷ lệ phần trăm tài khoản, một số khác thích sử dụng một số tiền cố định. Mục đích của việc xác định số tiền rủi ro là để tính ra khối lượng giao dịch. Do đó, dù bạn chọn cách nào thì điều tiên quyết là bạn nên nhất quán và kỷ luật với cách mình dã chọn.

Việc không tính toán khối lượng hoặc tính khối lượng sai sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho tài khoản. Vì vậy, hãy tạo thói quen và nắm chắc việc tính toán quy mô vị thế chính xác và phù hợp.

Không đánh cược quá lớn vào bất kỳ giao dịch đơn lẻ nào

Nhiều người thích đánh cược lớn vào những giao dịch mà họ tin tưởng nhằm mục đích nhân tài khoản nhanh hơn hoặc phục hồi tài khoản nhanh hơn sau khi thua lỗ lớn. Điều này là một sai lầm nghiêm trọng.

Việc đánh cược quá lớn vào một giao dịch không những gây nguy hiểm cho tài khoản mà nó còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý giao dịch.

Nếu đã từng thua lỗ lớn thì bạn sẽ hiểu rằng việc phục hồi một tài khoản  giảm sâu là rất khó. Do đó, bạn nên nghĩ tới việc phải phục hồi tài khoản sẽ khó khăn như nào trước khi nghĩ tới việc x5, x10 tài khoản trong thời gian ngắn.

Những con số dưới đây có thể làm bạn bất ngờ, những con số thì không biết nói dối, nó là thực tế:

  • Nếu bạn thua lỗ 10%, bạn sẽ cần thắng lại với tỷ suất 11,1% để tài khoản phục hồi về mức huề vốn.
  • Nếu bạn thua lỗ 50%, bạn sẽ cần thắng lại với tỷ suất 100% để tài khoản về mức huề vốn.
  • Nếu bạn thua lỗ 90%, bạn sẽ cần thắng lại với tỷ suất 900% để tài khoản phục hồi về mức huề vốn.

Bạn đã thấy sự lợi hại của việc sụt giảm tài khoản chưa? Rõ ràng việc thua lỗ càng ít thì việc phục hồi tài khoản càng dễ dàng. Do đó, đừng bao giờ đánh cược quá lớn vào một giao dịch vì chẳng may giao dịch đó thua, nó sẽ rút vốn của bạn khủng khiếp. Thay vào đó, hãy chia nhỏ rủi ro để quản lý vốn tốt hơn.

Biết khi nào nên thoát lệnh trước khi bạn tham gia

Bản thân tôi đã mắc sai lầm này khi mới giao dịch. Tôi đã không hề có ý thức trong việc xác định điểm thoát lệnh trước khi vào lệnh.

Chính xác là lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường này, tôi được học rằng “hãy để lợi nhuận chạy cho đến khi xu hướng đảo chiều”. Nhưng thành thực mà nói, trong phần lớn trường hợp như vậy tôi đã phải tra lại gần hết lợi nhuận cho thị trường.

Thị trường có thể đổi chiều bất kỳ lúc nào. Do đó, xác định điểm thoát lệnh hợp lý để thu về lợi nhuận vừa phải mới là cách nuôi dưỡng tài khoản tốt nhất. Hãy nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ ăn hết được từng Pip của thị trường.

Việc xác định điểm thoát lệnh trước khi tham gia sẽ cung cấp cho bạn những mục tiêu rõ ràng về nơi mà bạn mong đợi thị trường sẽ di chuyển đến để bạn thu về lợi nhuận. Từ đó bạn có thể đặt trước các lệnh chốt lời và cắt lỗ, việc này sẽ dưa bạn vào trạng thái khách quan hơn khi giao dịch.

Ngoài ra, việc xác định điểm vào và thoát lệnh sẽ giúp bạn tuân theo kế hoạch một cách khách quan thay vì bị ảnh hưởng bởi các trạng thái cảm xúc thường xảy ra khi quản lý giao dịch.

Xác định số tiền rủi ro cho mỗi giao dịch

Đây là một quy tắc bất di bất dịch trong quản lý vốn forex. Bạn luôn luôn cần xác định chính xác số tiền mà bạn chấp nhận rủi ro cho mỗi giao dịch trước khi thực hiện giao dịch đó.

Có hai cách phổ biến để xác định số tiền rủi ro cho mỗi giao dịch của bạn đó là: Xác định số tiền rủi ro bằng một con số cố định hoặc xác định rủi ro theo % tài khoản.

• Xác định số tiền rủi ro bằng một số tiền cố định

Rất nhiều trader thích sử dụng cách quản lý rủi ro này (trong đó có tôi). Đây là cách quản lý rủi ro dễ áp dụng vì bạn sẽ không cần tính toán nhiều.

Giả sử bạn chấp nhận rủi ro $500 cho mỗi giao dịch, điều đó nghĩa là bạn chấp nhận rủi ro $5000 cho 10 giao dịch bất kể tài khoản của bạn biến động như nào.

Nhược điểm của cách quản lý rủi ro này là bạn sẽ bỏ qua sự biến động của tài khoản. Nếu bạn thua liên tục và tài khoản của bạn đã sụt giảm đáng kể trong khi mức rủi ro vẫn giữ nguyên là khá nguy hiểm.

Ngược lại, nếu bạn thắng liên tục và tài khoản đã to lên đáng kể nhưng vẫn giữ mức rủi ro như cũ thì có vẻ như bạn đã bỏ lỡ một số lợi nhuận lớn hơn.

• Xác định số tiền rủi ro theo % tài khoản

Đây là cách xác định số tiền rủi ro phổ biến nhất hiện nay vì nó rất phù hợp với những tài khoản trung bình và nhỏ. Theo đó, bạn sẽ chấp nhận rủi ro biến động theo số dư tài khoản. Mỗi khi tài khoản thay đổi thì số tiền rủi ro của bạn cũng thay đổi theo.

Ví dụ số dư tài khoản của bạn là $10.000, bạn chấp nhận rủi ro 5% như vậy số tiền rủi ro là $500.

Nếu tài khoản của bạn tăng lên $12.000 thì số tiền rủi ro 5% sẽ tăng lên $600

Ưu điểm của cách xác định số tiền rủi ro này là bạn khó cháy tài khoản, vì khi tài khoản càng nhỏ thì số tiền rủi ro sẽ càng nhỏ theo. Ngược lại, khi tài khoản càng lớn thì rủi ro càng lớn và lợi nhuận sẽ càng lớn theo.

Nhược điểm của phương pháp này là nếu chẳng may bạn trải qua chuỗi thua lỗ thậm tệ và tài khoản của bạn thụt giảm mạnh, lúc này bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để khôi phục tài khoản về mức cũ, vì thực tế là số tiền rủi ro lúc này sẽ rất nhỏ và lợi nhuận cũng nhỏ theo.

Quy tắc rủi ro 2% trong quản lý vốn forex

Quy tắc rủi ro 2% là quy tắc bạn sẽ chỉ rủi ro tối đa 2% cho mỗi lệnh giao dịch. Quy tắc này nghe có vẻ khá đơn giản nhưng thực tế thì hầu như ít trader nào có thể tuân theo một cách nhất quán được.

Trong mắt những trader trader mới thì 2% thường là quá nhỏ và quá lâu để xây dựng một tài khoản x5, x10. Đây là lý do dẫn đến sai lầm phổ biến “biết là tốt nhưng không thể làm theo“.

Đối với những trader đã có kinh nghiệm thì họ sẽ biết rằng quy tắc rủi ro 2% là cực kỳ hợp lý vì họ không bao giờ đặt kỳ vọng x5, x10 tài khoản chỉ sau một vài lệnh. Họ thường nghĩ tới những mất mát trước khi nghĩ tới những gì kiếm được. Do đó tư trong tư duy của những trader có kinh nghiệm thường sẽ mang những mục tiêu lâu dài hơn.

Làm thế nào để áp dụng quy tắc 2%

Đây là quy tắc khá đơn giản và dễ áp dụng, chỉ cần bạn giữ được kỷ luật bản thân là có thể áp dụng được.

Bước 1: Tính số tiền rủi ro 2%

Để tính số tiền rủi ro bằng 2% quy mô tài khoản bạn chỉ cần áp dụng công thức sau:

Số tiền rủi ro 2% = (Tổng tài khoản x 2)/100

Ví dụ tài khoản của bạn có $5.000

Số tiền rủi ro 2% = (5000×2)/100 = $100

Bước 2: Tính khối lượng giao dịch

Vì cách tính pip của các đồng tiền không giống nhau. Do đó, cách đơn giản nhất là bạn hãy dùng phần mềm tính khối lượng giao dịch forex. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản như nhập số tiền rủi ro 2%, nhập điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ là bạn sẽ có ngay khối lượng chính xác để giao dịch.

Việc sử dụng phần mềm để tính toán không những giúp bạn không cần ngồi cộng trừ nhân chia theo cách thủ công mà còn tránh được cả những rủi ro sai số khi tính toán thủ công của bạn.

Cuối cùng là bạn chỉ cần đặt lệnh giao dịch theo khối lượng đã tính toán.

Ý nghĩa của việc tính toán số tiền rủi ro cho mỗi giao dịch

Việc tính toán số tiền rủi ro cho mỗi giao dịch nhằm mục đích quản lý vốn. Khi đã biết số tiền rủi ro cho mỗi giao dịch  thì bạn sẽ không phụ thuộc vào khoảng cách dừng lỗ.

Giả sử bạn rủi ro $500 cho mỗi giao dịch thì dù khoảng cách dừng lỗ là 100 pip hay 200 Pip thì số tiền rủi ro của bạn vẫn luôn luôn là $500.

Một số lời khuyên về quản lý rủi vốn Forex

Dựa trên vốn kinh nghiệm thực chiến trên thị trường, dưới đây là 8 lời khuyên của tôi về quản lý rủi ro khi giao dịch. Dù bạn là trader mới hoặc có kinh nghiệm thì tôi tin rằng những lời khuyên này vẫn luôn hữu ích.

 Nghiêm túc nhìn nhận tầm quan trọng của quản lý rủi ro

Vì sao tôi lại đặt lời khuyên này lên hàng đầu? Là bởi nếu bạn không nghiêm túc nhìn nhận tầm quan trọng của quản lý rủi ro thì bạn sẽ lao vào trị trường với thái độ của một con bạc. Đây cũng chính là một trong những cách khiến bạn thua lỗ nhanh nhất.

Bạn phải bảo vệ số tiền của mình bằng mọi giá vì bạn cần nó để giao dịch chứ không phải chỉ để theo dõi thị trường. Quản lý rủi ro trước hết là giúp bạn bảo toàn được số vốn này từ đó sẽ giúp bạn có cơ hội gia tăng vốn trong tương lai.

Hơn nữa, việc nhìn nhận nghiêm túc về quản lý rủi ro sẽ giúp bạn đánh giá được thực lực của mình ở hiện tại cũng như mức độ chịu đựng rủi ro là bao nhiêu. Bạn không còn chủ quan hay tự mãn về bản thân nữa mà chỉ tập trung vào những giao dịch thực tế và khả thi nhất.

 Đừng bao giờ bỏ qua lệnh Stop Loss

Giao dịch mà không có điểm dừng lỗ chẳng khác nào bạn đang lái một chiếc xe không có phanh ở tốc độ cao. Kết quả như thế nào chắc bạn có thể hình dung được.

Nếu bạn có đặt Stop loss, khi giá chạm đến đó giao dịch của bạn sẽ đóng lại và nó sẽ ngăn chặn thua lỗ sâu thêm. Nếu quên lệnh dừng lỗ, tài khoản của bạn có thể bị thua lỗ không giới hạn. Và như tôi đã giải thích ở trên, khi thua lỗ càng lớn thì sự phục hồi tài khoản sẽ càng khó.

Vì thế, sử dụng lệnh dừng lỗ là cách tối ưu giúp bảo vệ tài khoản khỏi những rủi ro tiềm ẩn và những tình huống đảo chiều bất ngờ trên thị trường. Còn cách đặt điểm dừng lỗ như nào thì sẽ phụ thuộc vào chiến lược và kế hoạch giao dịch cụ thể của bạn.

 Hãy nhất quán trong quản lý vốn

Khi bạn có một kế hoạch quản lý vốn, điều quan trọng là bạn cần phải bám chặt vào nó. Sự nhất quán trong tư duy và hành động theo kế hoạch đã đề ra là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công.

Sự nhất quán sẽ biểu hiện bằng những hành động dưới đây:

  • Sử dụng cùng một chiến lược rủi ro cho mọi giao dịch.
  • Nghiêm ngặt tuân theo một bộ quy tắc và hướng dẫn mà bạn đã xây dựng.

Bằng cách quản lý rủi ro nhất quán, lợi nhuận của bạn cũng sẽ nhất quán theo, nguồn vốn trong tài khoản cũng vì thế mà được kiểm soát tốt hơn so với việc chấp nhận rủi ro ngẫu hứng.

Đặt ra ngưỡng sụt giảm vốn tối đa

Một trong những quy tắc cơ bản của quản lý vốn trong Forex là đừng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn ngưỡng mà bạn có thể chịu đựng. Nếu chẳng may chạm ngưỡng này thì tốt nhất là bạn nên ngưng giao dịch một thời gian.

Giả sử tài khoản của bạn có $10.000, ngưỡng sụt giảm là 30%. Điều đó có nghĩa là nếu tài khoản sụt giảm xuống còn $7.000 thì bạn nên ngưng giao dịch.

Lúc này bạn nên nghiêm túc xem xét kỹ lưỡng lại những gì đã xảy ra. Hãy tìm ra những điều gì đã làm tài khoản sụt giảm vốn nhiều như vậy, sau đó hãy tìm cách khắc phụ nó. Hãy ngưng giao dịch và dành thời gian nghiên cứu lại tất cả cho đến khi bạn tìm lại được sự tự tin hãy quay lại thị trường.

 Hãy cẩn thận với đòn bẩy

Đòn bẩy trong forex cung cấp cho trader cơ hội giao dịch khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần số vốn ban đầu. Chính vì thế nó là một công cụ rất hấp dẫn, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết sử dụng hợp lý mới hiệu quả được.

Tôi không phủ nhận việc đòn bẩy là rất hữu ích cho các trader có số vốn nhỏ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó thực sự không phải là “người bạn” tốt. Sử dụng đòn bẩy giúp bạn có cơ hội kiếm tiền cao nhưng đồng thời nguy cơ mất tiền cũng cao không kém.

Tôi cho rằng ngay cả những người có kỹ năng chuyên nghiệp nhất cũng phải rất thận trọng khi sử dụng công cụ này. Hãy nhớ kỹ đây là việc đầu tư nghiêm túc chứ không phải một canh bạc. Vì vậy chúng ta cần hết sức cẩn thận với bất kỳ yếu tố nào mang lại rủi ro cao hơn cho tài khoản.

Đòn bẩy là một người “bạn tốt” hay một người “bạn hai mặt” hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nó.

 Đa dạng hóa rủi ro của bạn

Có một quy tắc quản lý rủi ro kinh điển trong kinh doanh bất kỳ lĩnh vực gì đó là “không đặt tất cả trứng vào một giỏ”. Trong quản lý vốn forex, đa dạng hóa rủi ro chính là đa dạng các danh mục đầu tư của bạn, cụ thể là đa dạng các cặp tiền.

Khi mới tiếp cận, có thể bạn sẽ chỉ tập trung vào một hoặc 2 cặp tiền nhất định mà bạn yêu thích hoặc hiểu nhất. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng đôi khi bạn cũng nên linh động. Cặp tiền nào cũng có  những thời điểm quá biến động hoặc quá trì trệ, nó có thể làm cho việc giao dịch trở nên khó khăn và quá rủi ro.

Những lúc như vậy bạn nên đa dạng hóa các cặp tiền giao dịch, điều cần lưu ý là đừng đa dạng quá lan man. Lời khuyên của tôi vẫn là bạn chỉ nên tập trung vào những thị trường chính. Theo tôi, 1 hoặc 2 cặp tiền sẽ là quá ít, nhưng 30 hoặc 50 cặp sẽ là quá nhiều.

Việc đa dạng hóa danh mục đôi khi sẽ rất hữu ích, lãi của giao dịch cặp tiền này có thể che lấp được khoản lỗ của cặp tiền khác. Tóm lại, bằng cách giao dịch nhiều cặp tiền tệ, bạn có thể đa dạng hóa và phân tán rủi ro.

Hãy học cách làm chủ cảm xúc của bạn

Việc quản lý cảm xúc là đặc biệt quan trong trong quản lý vốn Forex. Khi tâm lý bạn bất ổn và biến động theo thị trường thì rủi ro cũng sẽ tăng theo. Bạn buộc phải học cách quản lý cảm xúc bởi nó quyết định phần lớn cho các rủi ro mà bạn có thể gặp phải.

Đây quả là một việc khó khăn bởi vì cảm xúc của con người có xu hướng gắn liền với những thứ liên quan đến tiền, mà khi giao dịch thì tiền của chúng ta đang đặt ở đó. Những nỗi sợ hãi, sự tham lam hay trạng thái phấn khích quá đà đều làm tăng mức độ rủi ro trong mỗi lần đặt lệnh.

Lời khuyên quan trọng của tôi ở đây là hãy học cách nhận biết và quản lý cảm xúc của bạn. Khi bạn nhận thấy cảm xúc của mình biến động hơn bình thường, hãy ngừng giao dịch và chờ cơ hội quay lại khi tâm lý đã bình ổn hơn.

Học hỏi từ những sai lầm của bạn

Lời khuyên cuối cùng của tôi đó là hãy xem những sai lầm đã qua như những bài học đắt giá. Việc này rất dễ thực hiện vì bạn đã có sẵn dữ liệu, bạn chỉ cần đem ra phân tích, đánh giá và rút ra những bài học xương máu cho mình. Những sai lầm nghiêm trọng cần được ghi nhớ và loại bỏ vĩnh viễn.

Mỗi nhà giao dịch có lợi nhuận đều đã từng là một trader non trẻ và thua lỗ. Không ai có thể tránh khỏi được những sai lầm, nhưng quan trọng sai lầm ấy có ý nghĩa gì không?

Nếu mỗi sai lầm và mất mát trôi qua mà bạn không rút được bài học nào từ đó thì có lẽ nó chẳng có ý nghĩa gì và bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành một Trader có kinh nghiệm. Khả năng cao là trong tương lại bạn sẽ dễ gặp nhưng sai lầm tương tự như vậy.

Bạn cần làm gì đó để sai lầm sẽ không còn cơ hội để tái diễn trong tương lai. Vì thế, hãy luôn giữ nhật ký giao dịch làm tài liệu quý giá cho các phân tích và đánh giá rủi ro sau này.

Lời kết

Đây là một bài viết khá dài nhưng ngoaihoi24h.net tin rằng bạn bản đã học hỏi được điều gì đó để quản lý rủi ro và quản lý vốn trong forex hiệu quả hơn.

Quản lý vốn trong forex là đặc biệt quan trọng vì rủi ro trong gia dịch luôn hiện hữu. Nhưng một khi đã nhận diện được những rủi ro tiềm ẩn, bạn cũng có thể vạch ra kế hoạch quản trị nó.

Không có con đường tắt nào đi đến thành công và quản lý vốn chặt chẽ là con đường duy nhất để xây dựng tài khoản của bạn lớn lên mỗi ngày.

Đánh giá Bài Viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *